...
Ủy Ban Nhân Dân Huyện Phú Xuyên - Thành Phố Hà Nội
Trang thông tin điện tử Xã Phú Yên 
Hà Nội 29° - 30° icon

5 vấn đề chính cần làm để thực hiện chuyển đổi số

08:21 23/09/2024

Chuyển đổi số là một quá trình lâu dài, phức tạp, thực hiện trong nhiều năm, bao gồm nhiều bước. Vì vậy, cần có tầm nhìn xa nhưng chia mục tiêu và lộ trình thành nhiều phần nhỏ, bước nhỏ để thực hiện, các yếu tố tác động đến chuyển đổi số có sự liên quan mật thiết và tác động đen xen, phức tạp.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đề cập gần một thập kỷ trước đã chỉ rõ môi trường sống và phát triển của con người đã thay đổi sâu sắc do những tiến bộ đột phá của khoa học và công nghệ, mở ra cho con người một kỷ nguyên mới. Đã có nhiều văn bản của Đảng và Chính phủ về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như về Chuyển đổi số– vốn được xem là cốt lõi của cuộc cách mạng này. Bài viết của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 2/9/2024 khẳng định: “Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ… Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất. Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại – “phương thức sản xuất số”.

5 vấn đề chính cần làm để thực hiện chuyển đổi số- Ảnh 1.

Trong tám hợp phần của hệ sinh thái thực số có ba hợp phần ảnh hưởng quyết định đến hoạt động của tổ chức là con người, thể chế và công nghệ. Quá trình chuyển đổi số tổ chức là thay đổi ba hợp phần này để thông qua đó tạo ra sự thay đổi về ba mặt hoạt động, về năng lực dữ liệu và kết nối về đảm bảo an ninh an toàn theo định hướng mong muốn. Bởi vì đây là một quá trình chuyển đổi phức tạp nên việc quản lý sự thay đổi là rất quan trọng để đảm bảo chuyển đổi số thành công. Để quản lý sự thay đổi cần xây dựng được một lộ trình phù hợp và có cơ chế, công cụ để quản trị thực thi.

1. Con người.

Đối với con người có ba nội dung: nhận thức, năng lực số và văn hoá đổi mới sáng tạo. Nhận thức của con người là yếu tố quan trọng và quyết định nhất của chuyển đổi số. Nhận thức ở đây bao gồm nhận thức sâu sắc về việc phải chuyển đổi số và làm chuyển đổi số thế nào. Năng lực số của các cá nhân trong một tổ chức là các kiến thức và kỹ năng cần cho công việc của cá nhân đó trên môi trường thựcsố. Năng lực số của một tổ chức là năng lực làm việc nhóm với dữ liệu, với các nền tảng, quản trị tri thức, và khả năng thu nhận kiến thức, kỹ năng từ nguồn bên ngoài. Văn hóa đổi mới sáng tạo của một tổ chức là khả năng chấp nhận cái mới, cái đột phá, chấp nhận mạo hiểm, sẵn sàng chia sẻ ý tưởng, kiến thức, kỹ năng, và dữ liệu giữa các thành viên trong tổ chức. Tổ chức cần làm sao để văn hóa đổi mới sáng tạo ngấm sâu vào mỗi thành viên, mỗi người cần luôn tự hỏi có cách nào làm việc đang làm tốt hơn không và mạnh dạn đưa ra tập thể thảo luận.

Ở đây cần nhận thức con người là động lực của chuyển đổi số nhưng đồng thời cũng có thể là lực cản lớn nhất trong chuyển đổi số. Thể chế có thể được thiết kế lại, công nghệ có thể bỏ tiền ra mua nhưng nếu con người chưa có ý thức về tính tất yếu của sự thay đổi, không tự nâng cao năng lực bản thân, bổ túc các kỹ năng số cần thiết hay không xây dựng được văn hóa chia sẻ, văn hóa đổi mới sáng tạo thì chuyển đổi số của tổ chức không thể thành công.

2. Thể chế.

Về thể chế cần thấy rõ là hầu hết các điều luật, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành được xây dựng từ trước khi có môi trường số, nên rõ ràng việc xây dựng thể chế cho những thay đổi trên môi trường số là điều kiện cần của chuyển đổi số. Có thể nói nếu không có một thể chế phù hợp cho môi trường số, chuyển đổi số sẽ không thể thành công. Có ba vấn đề chính phải hoàn thiện thể chế. Một là hành lang pháp lý, ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền, cần tuân theo. Hai là tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo cho sự kết hợp, kết nối và chia sẻ bên trong và bên ngoài, và mỗi tổ chức cần lựa chọn tuân thủ các tiêu chuẩn chung và xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn nội bộ của mình. Ba là định chế nội bộ, gồm các quy định của tổ chức dưới các dạng khác nhau cho hoạt động.

Trong chuyển đổi số, tổ chức có thể và cần phải sửa đổi lại các quy trình, các mẫu biểu báo cáo, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức nội bộ của mình cho phù hợp với tiến trình chuyển đổi số. Dấu hiệu dễ thấy nhất (và trên thực tế khá phổ biến) của tính không đồng bộ của thể chế nội bộ khi chuyển đổi số là sau khi đưa một hệ thống công nghệ vào hoạt động, nhân viên công ty bên cạnh trách nhiệm hoàn thành các mẫu biểu báo cáo cũ lại thêm một việc là nhập dữ liệu vào máy tính. Việc tăng tải này dẫn đến nhân viên không muốn sử dụng hệ thống mới và tìm mọi lý do chính đáng và không chính đáng để biện minh cho việc không sử dụng hệ thống mới.

3. Công nghệ.

Công nghệ số là một phần quyết định của chuyển đổi số. Việc đầu tư công nghệ cần tiến hành đồng bộ với tiến trình chuyển đổi số của tổ chức, tránh tình trạng đầu tư manh mún, không đáp ứng được yêu cầu nhưng đồng thời cũng tránh khuynh hướng đầu tư thái quá, đón đầu quá xa dẫn đến lãng phí nguồn lực do vòng đời công nghệ ngày càng ngắn

4. Lộ trình chuyển đổi.

Mỗi hoạt động chuyển đổi số dù nhỏ dù lớn đều đòi hỏi xây dựng một lộ trình chi tiết. Thách thức lớn nhất trong chuyển đổi số tổ chức là quán tính của hệ thống, việc lựa chọn lộ trình một cách khéo léo là cần thiết để giảm bớt các lực cản không đáng có

5. Quản trị thực thi.

Lộ trình chi tiết là cơ sở để quản trị thực thi một cách hiệu quả, cụ thể ở đây là giao đúng người đúng việc, có yêu cầu tường minh đối với kết quả công việc, thời hạn và nguồn lực cụ thể được phép sử dụng, có đánh giá và thưởng phạt công minh theo kết quả công việc. Có thể nói không có một hệ thống quản trị thực thi hiệu quả thì thành bại của chuyển đổi số chỉ là chuyện may rủi.

Chuyển đổi số là thay đổi để thích nghi và phát triển trên môi trường thực-số, và chuyển đổi sổ chỉ có thể thành công nếu được thực hiện với tinh thần cách mạng, như tinh thần chúng ta đã có trong Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước. Tinh thần đó cần bắt đầu từ người đứng đầu tổ chức và lan toả được đến mọi thành viên của tổ chức. Tinh thần quyết tâm của lãnh đạo và tổ chức là điều kiện cần, nhưng chưa đủ, mà còn phải biết cách làm chuyển đổi số. Trong hơn hai năm qua, phương pháp luận ST-235 đã được trình bày, chia sẻ, vận dụng ở nhiều doanh nghiệp, tổ chức, địa phương và dần hoàn thiện với các góp ý và trải nghiệm. Thực tế chỉ ra rằng ST-235 là một giải pháp có ích về cách làm chuyển đổi số của các doanh nghiệp, các địa phương, các hoạt động kinh tế-xã hội. Thúc đẩy chuyển đổi số cần gắn với chuyển đổi xanh với mục tiêu “chuyển đổi kép công bằng”, xu hướng phát triển quan trọng của thế giới hiện đại với ý nghĩa sâu sắc: phát triển nhanh nhưng bền vững, chuyển đổi nhưng không để ai lại phía sau.

Nguồn sưu tầm

Tin đọc nhiều

Tin: Lãnh đạo xã Phú Yên tổ chức hội nghị đối thoại với nhân dân

15:41 29/08/2024

Thực hiện kế hoạch số 226/KH-HU ngày 03 tháng 4 năm 2024, kế hoạch của huyện ủy Phú Xuyên về tổ chức tiếp xúc, đối thoại giữa đồng chí Bí thư Đảng ủy, đồng chí chủ tịch HĐND, đồng chí Chủ tịch UBND xã với đại diện nhân dân năm 2024. Chiều ngày 02 tháng 7 năm 2024 tại Hội trường UBND xã Ban thường vụ Đảng ủy xã tổ chức hội nghị đồng chí Bí thư Đảng ủy, đồng chí chủ tịch HĐND, đồng chí chủ tịch UBND xã đối thoại với nhân dân. Về dự Hội nghị có đồng chí Vũ Quốc Anh UVTV huyện ủy, trưởng Ban tuyên giáo giám đốc TTBDCT huyện cụm trưởng, đồng chí Nguyễn Thị Loan chuyên viên Ban dân vận huyện ủy, các đồng chí trong ban chấp hành Đảng bộ xã, thường trực HĐND- UBND- MTTQ, trưởng các ngành đoàn thể

Xã Phú Yên ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở

15:18 29/08/2024

Sáng ngày 12/7/2024, UBND Phú Yên tổ chức Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giá điện sẽ còn 5 bậc và bậc 1 nâng lên 100Kwh

14:46 21/08/2024

êu vấn đề chất vấn tới Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Phiên họp 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 21/8, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đánh giá, thời gian qua, tình hình cung cấp điện cho sản xuất và tiêu dùng tiến bộ rõ rệt, đó là thành quả rất tốt, không giống năm 2023 thiếu điện cục bộ khiến nhân dân bức xúc. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giá điện sẽ còn 5 bậc và bậc 1 nâng lên 100Kwh - Ảnh 1

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Xem
Tin khác
Phú Xuyên tổng kết công tác diễn tập chiến đấu xã trong khu vực phòng thủ năm 2024
Phú Xuyên tổng kết công tác diễn tập chiến đấu xã trong khu vực phòng thủ năm 2024
Chiều 26/7, UBND huyện tổ chức hội nghị tổng tổng kết công tác diễn tập chiến đấu xã trong khu vực phòng thủ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Cương – Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ; đồng chí Lê Văn Bính – Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí trong BTV Huyện uỷ, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện dự chỉ đạo hội nghị.
08:21 27/09/2024
Nông dân Phú Xuyên gồng mình khôi phục sản xuất sau bão lũ
Nông dân Phú Xuyên gồng mình khôi phục sản xuất sau bão lũ
Những con đường bê tông vừa hôm nào tấp nập người dân chuẩn bị vào vụ cuối năm, giờ đây phủ đầy bùn đất, cây cối bị quật ngã, các nhà lưới, nhà màng sụp đổ, chồng chất lên nhau...
09:53 21/09/2024
Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính huyện Quý III/2024
Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính huyện Quý III/2024
Ngày 19/9, UBND huyện tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, Đề án 06 và kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số các lĩnh vực trên địa bàn huyện Quý III/2024. Đồng chí Lê Văn Bính - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 huyện chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí thành viên BCĐ huyện, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị huỵên, đại diện các ngân hàng, đơn vị viễn thông trên địa bàn. Dự tại điểm cầu các xã, thị trấn có lãnh đạo UBND, thành viên BCĐ, Tổ trưởng Tổ Chuyển đổi số cộng đồng các thôn, Tổ dân phố.
11:01 20/09/2024
Tiếp tục tập trung rà soát, thống kê thiệt hại sau mưa bão trên địa bàn huyện
Tiếp tục tập trung rà soát, thống kê thiệt hại sau mưa bão trên địa bàn huyện
Ngày 17/9, UBND huyện tổ chức hội nghị thống nhất các nội dung rà soát khắc phục hậu quả do bão số 3 và mưa, lũ sau bão. Đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh – Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có lãnh đạo một số phòng, ngành chuyên môn huyện, các đồng chí Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc HTX nông nghiệp các xã, thị trấn.
17:23 17/09/2024
Phú Xuyên huy động tất cả các lực lượng tại địa phương tham gia giúp dân gặt lúa sau bão số 3
Phú Xuyên huy động tất cả các lực lượng tại địa phương tham gia giúp dân gặt lúa sau bão số 3
Theo thống kê từ Phòng Kinh tế huyện, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ đã làm trên 1.900 ha lúa vụ mùa trên địa bàn huyện bị ngập úng, đổ ngã và hơn 700 ha hoa màu hư hại.
08:34 17/09/2024
Các địa phương thực hiện tốt việc di dời người dân, tài sản, vật nuôi trong khu vực ảnh hưởng ngập lũ
Các địa phương thực hiện tốt việc di dời người dân, tài sản, vật nuôi trong khu vực ảnh hưởng ngập lũ
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân khu vực ngoài đê sông Hồng, thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, Ban chỉ đạo PCTT&TKCN huyện, trong 2 ngày 10 -11/9, xã Khai Thái đã tổ chức cho 75 hộ dân khu vực khu dân cư Bãi Chim cần phải di dời về Trường mầm non chưa sử dụng.
15:12 13/09/2024
Diễn biến lũ lên trên sông Hồng cập nhật mới nhất
Diễn biến lũ lên trên sông Hồng cập nhật mới nhất
Nước lũ trên sông Hồng liên tục lên cao, nhiều khu vực tại Hà Nội đã ngập lụt. Dưới đây là kết quả đo mực nước sông Hồng cập nhật mới nhất ngày 11/9 từ cơ quan chức năng.
11:25 11/09/2024
Các đồng chí lãnh đạo huyện đề nghị các địa phương triển khai phương án di dời các hộ dân trong khu vực ngập lụt
Các đồng chí lãnh đạo huyện đề nghị các địa phương triển khai phương án di dời các hộ dân trong khu vực ngập lụt
Trước tình hình lũ các sông dâng cao, ngày 10/9, đồng chí Nguyễn Xuân Thanh – Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Lê Văn Bính – Phó Bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch UBND huyện đã đi kiểm tra công tác phòng chống ngập lụt khu vực đê sông Hồng ở các xã Khai Thái, Hồng Thái và Nam Tiến. Cùng đi có lãnh đạo BCH quân sự, phòng Kinh tế huyện.
16:43 10/09/2024
Đồng chí Bí thư Huyện ủy Nguyễn Xuân Thanh kiểm tra các điểm sạt lở xung yếu
Đồng chí Bí thư Huyện ủy Nguyễn Xuân Thanh kiểm tra các điểm sạt lở xung yếu
Chiều 9/9, đồng chí Nguyễn Xuân Thanh - Bí thư Huyện ủy đã đi kiểm tra 1 số điểm sạt lở tại xã Châu Can, Đại Xuyên và Minh Tân. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh – Phó Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện.
08:47 10/09/2024
Mưa bão gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
Mưa bão gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã có mưa vừa đến mưa to cùng với gió lốc gây thiệt hại về nhà cửa và sản xuất nông nghiệp của người dân.
17:51 09/09/2024
image banner
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ PHÚ YÊN - 
HUYỆN PHÚ XUYÊN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chịu trách nhiệm nội dung: Đồng chí...
Đại diện phát ngôn UBND phường/xã: Đồng chí...
Phó bí thư thường trực Đảng ủy - Trưởng ban biên tập
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: ... - TP Hà Nội
Điện thoại: ...